Nhiều cánh đồng ngập chìm trong biển nướcTheo báo cáo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Ninh Bình, bão số 3 đã gây ra gió mạnh cấp 7, giật cấp 10, cùng với lượng mưa phổ biến từ 100 - 250mm, có nơi trên 250mm. Hậu quả, tính đến 16 giờ chiều ngày 22/7, toàn tỉnh có khoảng 77.548 ha lúa mùa và 783 ha rau màu hè thu bị ảnh hưởng. Đáng báo động, trong số đó có 66.780 ha lúa bị ngập trắng, 7.345 ha ngập phất phơ (chỉ nhìn thấy đầu lá) và 3.423 ha ngập sâu (2/3 thân cây lúa).Hơn 30 ha đậu xanh, rau màu của Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Lâm, xã Đồng Thái bị ngập úng nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất.Một trong những điểm bị ảnh hưởng nặng nề của tình hình ngập úng là xã Đồng Thái, hơn 1.000 hecta trong tổng số 1.700 hecta lúa và rau màu của địa phương này đã chìm trong nước. Bà Nguyễn Thị Len, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Thái cho biết diện tích ngập chủ yếu là lúa mới gieo cấy, đặc biệt là lúa sạ sau ngày 10/7. Riêng chỉ có diện tích lúa cấy sớm chuẩn bị cho vụ Đông đã lên cao thì bị không bị ảnh hưởng nhiều.Chúng tôi có mặt tại Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Lâm và được biết 30,4 hecta cây màu chủ yếu là đậu, vừng và cây dược liệu (húng quế, bạc hà) cũng đã bị ngập từ đêm qua, với ước tính khoảng 70% tổng diện tích cây màu bị ảnh hưởng. Ông Phạm Văn Niên, Giám đốc HTX lo lắng: “Đậu đang chuẩn bị thu hoạch, vừng cũng chỉ còn một tháng nữa là được thu, ấy vậy mà... mưa quá lớn không trở tay kịp. Chúng tôi đang cố gắng khơi thông dòng chảy để tiêu thoát nước nhanh nhất có thể nhưng vẫn xác định một phần diện tích cây màu sẽ bị thiệt hại”.Nỗi lo lắng hiện rõ trên khuôn mặt của người nông dân như ông Phạm Văn Lộc, thôn Đông Thôn, xã Đồng Thái. Với gần 2 sào đậu xanh đang đến kỳ thu hoạch, ông Lộc chia sẻ: “Cây màu vốn không chịu được nước. Nếu nắng lên là thối hết, coi như không được thu hoạch”.Cán bộ xã Đồng Thái đi kiểm tra, đánh giá mức độ ngập trên đồng ruộng.Tương tự như vậy, tại các xã Phát Diệm, Kim Sơn, Kim Đông, Bình Minh, nhiều diện tích lúa vừa mới gieo, cấy đã chìm sâu trong nước. Hình ảnh những cánh đồng mênh mông biển nước đang là nỗi lo lớn của người nông dân nơi đây.Ông Trần Anh Khiêm, Chủ tịch UBND xã Phát Diệm xác nhận: “Mưa lớn kéo dài từ đêm qua đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Ngay lập tức, chính quyền xã đã huy động máy móc, thiết bị và nhân lực để khẩn trương khơi thông dòng chảy tại các kênh tiêu thoát nước, ứng phó với tình trạng ngập cục bộ.Ông Khiêm cho biết thêm, hiện tại nước cơ bản đã rút trong khu vực dân cư. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất lúc này là nhiều diện tích lúa mới gieo cấy đang bị ngập úng, đối mặt với nguy cơ trôi dạt, thối rễ nếu nước không kịp rút nhanh chóng. Đây là giai đoạn lúa non, rất nhạy cảm với ngập úng, chỉ cần ngâm nước vài ngày là có thể hỏng hoàn toàn.Huy động tổng lực cứu lúa, rau màu, bảo vệ sản xuấtTheo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường, đến nay, toàn tỉnh đã gieo cấy được 110.620 ha lúa (đạt 87% kế hoạch); riêng khu vực Hà Nam (cũ) đã hoàn thành gieo cấy và chuyển trọng tâm sang chăm sóc. Gieo trồng rau màu hè thu được 12.350 ha (đạt 80% kế hoạch).Để giảm thiểu thiệt hại, tỉnh đang chỉ đạo các địa phương khoanh vùng, điều tiết nước hợp lý cho từng vùng. Toàn tỉnh hiện đã vận hành 345 máy bơm tại 110 trạm bơm, cùng với 116 cống dưới đê và 19 cống hồ. Các trạm bơm được vận hành luân phiên, ưu tiên các vùng trũng sâu. Các trạm bơm liên xã, cụm thủy nông phối hợp nhịp nhàng theo cơ chế “bơm đồng bộ, tiêu nước hiệu quả” nhằm tránh quá tải hệ thống.Trạm bơm Cầu Đằng, xã Đồng Thái hoạt động hết công suất để bơm tiêu úng.Tại xã Đồng Thái, chính quyền đã chỉ đạo các hợp tác xã và bà con nông dân khẩn trương khơi thông dòng chảy, phối hợp chặt chẽ với các công ty thủy nông vận hành 8 trạm bơm với 17 tổ hợp máy, công suất lên đến 2400-4000 m³/h, hoạt động hết công suất để tiêu úng. Hợp tác xã Phú Lâm cũng đang tập trung vào việc khơi thông dòng chảy để giảm thiểu thiệt hại.Các công ty thủy lợi trên địa bàn cũng chủ động phối hợp với các hợp tác xã tổ chức nạo vét kênh mương, vớt rác, bèo tại các tuyến kênh và cửa cống tiêu, đảm bảo dòng chảy thông suốt, tiêu nước nhanh nhất có thể. Bên cạnh đó, các xã, phường cũng tăng cường tuyên truyền, cập nhật liên tục thông tin dự báo thời tiết, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống úng ngập tại chỗ như đắp bờ bao, be bờ chống tràn, khơi thông dòng chảy nhỏ trong ruộng.Máy xúc được huy động để vướt bèo, khơi thông kênh mương giúp nước rút nhanh hơn.Sở Nông nghiệp và Môi trường thường xuyên, liên tục theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ để kịp thời tham mưu các phương án xử lý. Chỉ đạo các địa phương huy động mọi lực lượng, phương tiện máy móc để chống úng cho lúa, màu, đặc biệt là những vùng trũng, thấp, mới gieo sạ. Chuẩn bị lượng giống lúa ngắn ngày để dự phòng, tổ chức chăm sóc và bảo vệ tốt lượng mạ dự phòng đến hết ngày 5/8/2025, sẵn sàng cho công tác khắc phục hậu quả.Tình hình ngập úng tại Ninh Bình vẫn đang diễn biến phức tạp, đặc biệt tại các vùng trũng thấp ven sông, ven biển. Tuy nhiên, với sự vào cuộc đồng bộ và khẩn trương của cả hệ thống chính trị cùng sự nỗ lực của người dân, Ninh Bình đang dốc sức chạy đua với thời gian để bảo vệ mùa màng, giảm thiểu tối đa thiệt hại do bão số 3 gây ra.Theo Nguyễn Lựu - Báo Ninh Bình.
Thông báo
Văn bản mới
góp ý Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2025-2030
Tải xuống

V/v góp ý dự thảo Báo cáo về thương mại biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia
Tải xuống

V/v góp ý dự thảo Đề án tổ chức hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam - Lào lần thứ XIII
Tải xuống

- Xã Bình Lục
- Xã Bình Mỹ
- Xã Bình An
- Xã Bình Giang
- Xã Bình Sơn
- Xã Liêm Hà
- Tân Thanh
- Xã Thanh Bình
- Xã Thanh Lâm
- Xã Thanh Liêm
- Xã Lý Nhân
- Xã Nam Xang
- Xã Bắc Lý
- Xã Vĩnh Trụ
- Xã Trần Thương
- Xã Nhân Hà
- Xã Nam Lý
- Xã Nam Trực
- Xã Nam Minh
- Xã Nam Đồng
- Xã Nam Ninh
- Xã Nam Hồng
- Xã Minh Tân
- Xã Hiển Khánh
- Xã Vụ Bản
- Xã Liên Minh
- Xã Ý Yên
- Xã Yên Đồng
- Xã Yên Cường
- Xã Vạn Thắng
- Xã Vũ Dương
- Xã Tân Minh
- Xã Phong Doanh
- Xã Cổ Lễ
- Xã Ninh Giang
- Xã Cát Thành
- Xã Trực Ninh
- Xã Quang Hưng
- Xã Minh Thái
- Xã Ninh Cường
- Xã Xuân Trường
- Xã Xuân Hưng
- Xã Xuân Giang
- Xã Xuân Hồng
- Xã Hải Hậu
- Xã Hải Anh
- Xã Hải Tiến
- Xã Hải Hưng
- Xã Hải An
- Xã Hải Quang
- Xã Hải Xuân
- Xã Giao Minh
- Xã Giao Hòa
- Xã Giao Thủy
- Xã Giao Phúc
- Xã Giao Hưng
- Xã Giao Bình
- Xã Giao Ninh
- Xã Đồng Thịnh
- Xã Nghĩa Hưng
- Xã Nghĩa Sơn
- Xã Hồng Phong
- Xã Quỹ Nhất
- Xã Nghĩa Lâm
- Xã Rạng Đông
- Xã Gia Viễn
- Xã Đại Hoàng
- Xã Gia Hưng
- Xã Gia Phong
- Xã Gia Vân
- Xã Gia Trấn
- Xã Nho Quan
- Xã Gia Lâm
- Xã Gia Tường
- Xã Phú Sơn
- Xã Cúc Phương
- Xã Phú Long
- Xã Thanh Sơn
- Xã Quỳnh Lưu
- Xã Yên Khánh
- Xã Khánh Nhạc
- Xã Khánh Thiện
- Xã Khánh Hội
- Xã Khánh Trung
- Xã Yên Mô
- Xã Yên Từ
- Xã Yên Mạc
- Xã Đồng Thái
- Xã Chất Bình
- Xã Kim Sơn
- Xã Quang Thiện
- Xã Phát Diệm
- Xã Lai Thành
- Xã Định Hóa
- Xã Bình Minh
- Xã Kim Đông
- Xã Kim Đông
- Phường Duy Tiên
- Phường Duy Tân
- Phường Đồng Văn
- Phường Duy Hà
- Phường Tiên Sơn
- Phường Lê Hồ
- Phường Nguyễn Úy
- Phường Lý Thường Kiệt
- Phường Kim Thanh
- Phường Tam Chúc
- Phường Kim Bảng
- Phường Hà Nam
- Phường Phù Vân
- Phường Châu Sơn
- Phường Phủ Lý
- Phường Liêm Tuyền
- Phường Nam Định
- Phường Thiên Trường
- Phường Đông A
- Phường Vị Khê
- Phường Thành Nam
- Phường Trường Thi
- Phường Hồng Quang
- Phường Mỹ Lộc
- Phường Tây Hoa Lư
- Phường Hoa Lư
- Phường Nam Hoa Lư
- Phường Đông Hoa Lư
- Phường Tam Điệp
- Phường Yên Sơn
- Phường Trung Sơn
- Yên Thắng
- Xã Hải Thịnh